Cổ phiếu Blue chip là một loại chứng khoán mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, bạn không nên xem nó là toàn bộ danh mục đầu tư. Sau đây sẽ là những ưu nhược điểm để giải thích tại sao lại không nên nhé.
Ưu điểm của cổ phiếu Blue chip
Được phát hành bởi doanh nghiệp lớn nên cổ phiếu Blue chip có mức an toàn rất cao. Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, lợi nhuận nhà đầu tư nhận được vẫn sẽ duy trì bền vững.
Nhược điểm của cổ phiếu Blue chip
Mặc dù cổ phiếu Blue chip có sự tăng trưởng trong dài hạn nhưng lại khá chậm. Do tính toàn cao nên lợi nhuận thu được sẽ thấp. Có thể nói tiền lời dành cho nhà đầu tư cổ phiếu Blue chip thấp chính là nhược điểm lớn nhất của nó.
Mức độ an toàn và rủi ro
Mặc dù cổ phiếu Blue chip được đánh giá là loại chứng khoán có mức độ an toàn cao và rủi ro thấp. Dù trong tình huống khủng hoảng hay những thách thức của thị trường diễn ra (một số biến động do thiên tai, chiến tranh,…) thì các công ty phát hành cổ phiếu Blue chip có tỷ lệ sống sót cao hơn so với những tổ chức khác.
Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Điển hình như cuộc Đại suy thoái toàn cầu năm 2008, các công ty Blue chip top đầu cũng phải vật lộn chật vật trước thời kỳ căng thẳng. Không ít doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong giai đoạn này.
Vì vậy, dù nó tốt đến đâu, nhà đầu tư vẫn cần xem xét và phân bổ danh mục hiệu quả, đừng chỉ mãi tập trung vào loại cổ phiếu này mà bỏ qua các kênh đầu tư kiếm lời khác trên thị trường. Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp bạn phân tán rủi ro hiệu quả nhất.
Các lưu ý khi mới đầu tư vào blue chip
Sau đây sẽ là một số lưu ý cho những người mới đầu tư vào Blue chip. Cùng chúng tôi tham khảo để có được kinh nghiệm đầu tư tốt hơn.
Lựa chọn blue chip uy tín, ít biến động
Việc lựa chọn những cổ phiếu Blue chip uy tín không khó khi bạn có thể tìm được danh sách những công ty lớn trên thị trường. Tuy nhiên, yếu tố cần quan tâm ở đây là sự ít biến động giá cổ phiếu mà công ty phát hành ra. Bởi vì chỉ những tổ chức, doanh nghiệp có lịch sử lâu dài, phát triển bền vững mới đảm bảo cổ phiếu của họ ổn định trong dài hạn.
Bạn có thể bắt gặp những công ty về công nghệ được rót vốn rất lớn từ các chủ đầu tư. Tuy nhiên, thị trường công nghệ phát triển cực kỳ nhanh và cạnh tranh cao, nó thường biến động mạnh và ít có sự ổn định khi thị trường thay đổi. Cổ phiếu của tổ chức này không được coi là Blue chip. Nhà đầu tư đừng nhìn vào sự phát triển chớp nhoáng ấy mà hy vọng một tương lai dài hạn tốt đẹp phía trước.
Bạn có thể thực hiện so sánh giá của tổ chức Blue chip qua các năm dựa vào số liệu giao dịch cụ thể trên sàn giao dịch chứng khoán. Hoặc bản thân mỗi người có thể sử dụng phần mềm định giá cổ phiếu để tự xác định giá của chúng ở quá khứ hoặc tương lai.
Có một chiến lược đầu tư an toàn
Sau khi đã có được một danh sách các cổ phiếu Blue chip phù hợp với nhu cầu của bạn, lúc này nhà đầu tư cần xây dựng một số chiến lược chính xác. Có hai vấn đề bạn cần quan tâm lúc này
- Chia nhỏ số tiền đầu tư: Không tập trung hết toàn bộ vốn của mình vào cổ phiếu Blue chip. Lợi nhuận của loại cổ phiếu này khá thấp nên sẽ khó thỏa mãn mong muốn kiếm lời nhiều và nhanh chóng. Bạn có thể chia ra thành nhiều khoản đầu tư khác nhau: Một ít vào trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… còn lại sẽ mua cổ phiếu Blue chip. Làm như vậy thì nhà đầu tư sẽ có được nhiều nguồn thu nhập hơn, khả năng sinh lời tốt hơn.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư với 3-5 Blue chip: Thị trường có nhiều cổ phiếu Blue chip như vậy, không lý nào bạn chỉ chọn một trong số chúng để nắm giữ. Hãy mua nhiều hơn 1 cổ phiếu Blue chip để hiệu quả đầu tư được nâng cao. Bạn tự đánh giá tiềm năng phát triển của những cổ phiếu và đưa ra quyết định nắm giữ hoặc chuyển nhượng. Đôi khi giá của cổ phiếu này tăng bạn có thể hưởng mức chênh lệch nếu bán chúng ra thị trường. Trong khi đó bạn vẫn đang nắm giữ cổ phiếu khác và duy trì nhận cổ tức. Đây thật sự là một cách đầu tư rất thông minh mà mỗi nhà đầu tư không nên bỏ qua.
Đừng chỉ tập trung vào cổ phiếu Blue chip mà quên mất nhiều chứng khoán tốt khác trên thị trường
Xem thêm: Cổ phiếu Blue Chip là gì